TIN MỚI
latest

Nhìn lại lịch sử - những vụ sập sàn tiền ảo lớn nhất thị trường Crypto

Tuy thị trường tiền ảo là một kênh đầu tư tiềm năng nhưng cũng không kém phần rủi ro bởi bản chất của nó là hoạt động dựa trên nền tảng internet. Chính vì thế đây luôn là một mảnh đất màu mỡ thu hút sự chú ý của các hacker. Nói đến vấn đề này thì chắc không thể nào bỏ qua được những vụ sập sàn tiền ảo đã đi vào huyền thoại. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tôi điểm danh lại một số vụ sập sàn giao dịch làm chấn động cả thị trường này nhé! 

Hơn 60.000 BTC biến mất vì sập sàn tiền ảo Bitcoinica vào tháng 3/2012

Hacker tấn công Bitcoinica
Hacker tấn công Bitcoinica
Vào tháng 3/2012 một sự kiện đã làm chấn động giới đầu tư Bitcoin lúc ấy khi mà các hacker đã đánh cắp ít nhất 46.703 BTC từ các người dùng thông qua việc khai thác lỗ hổng trong dịch vụ máy chủ (hosting) Linode. Trong số các đồng coin bị đánh cắp này có khoảng 43.000 BTC thuộc Bitcoinica - một sàn giao dịch Bitcoin thời kỳ đầu.

Nhưng đó chưa phải là đòn chí mạng để có thể hạ bệ được sàn giao dịch này, Bitcoincia hứa rằng họ sẽ hoàn trả lại đầy đủ số tiền mà người dùng bị mất. Tuy nhiên chỉ ngay sau đó 2 tháng, sàn lại bị các hacker tấn công lần nữa và làm bốc hơi thêm 18.000 BTC. Đây mới quả thật là một đòn sát thủ vì đã khiến cho sàn giao dịch phải đóng cửa và hứa sẽ hoàn lại 50% số tiền bị mất cho khách hàng.
Xem thêm:  Monaco Coffee - Đơn vị nhượng quyền cafe với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Sập sàn tiền ảo Bitfloor vào tháng 9/2012

Sau Bitcoinica thì không lâu sau đó, vào tháng 9/2012 sàn Bitfloor đã trở thành nạn nhân tiếp theo của hacker khi chúng đã truy cập thành công vào một bản sao lưu không được mã hóa của các key ví và lấy đi 24.000 BTC trong chớp mắt. Sau đó sàn giao dịch này tiếp tục hoạt động với hy vọng có thể trả nợ cho những khách hàng cũ, tuy nhiên, nỗ lực của Bitfloor không mang lại kết quả khả quan và buộc công ty phải đóng cửa vào tháng 4 năm 2013.

11/2013 cuộc tấn công vào Picostocks và làm hao hụt 6000 BTC

Vào tháng 11/2013, Picostocks - một ngôi sao sáng trên thị trường lúc bấy giờ. Được xem như là một trong những thị trường chứng khoán liên kết với sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên trên thế giới nhưng đã phải chịu áp lực và tổn thất từ cuộc tấn công vào cuối tháng 11/2013  khiến cho 6.000 BTC tương đương 6 triệu USD vào thời điểm đó bị hao hụt. Tuy nhiên thật quá ấn tượng, sau lần tấn công làm sập sàn giao dịch tiền ảo đó thì nó vẫn hồi sinh và tồn tại cho đến ngày nay. 

Sập sàn tiền ảo Mt.Gox vào tháng 2/2014

Mt.Gox bí tấn công
Mt.Gox bị tấn công
Vào khoảng thời gian những năm 2013 -2014 thì cái tên Mt.Gox có thể được xem là “ông trùm” trong top các sàn tiền ảo lớn nhất lúc bấy giờ khi mà nắm trong tay hơn 70% lượng giao dịch Bitcoin trên thế giới. Nhưng điều đó chỉ nói lên sự mất mát lần này quá lớn không thể lấy lại được. Mt.Gox đã bị mất hơn 750.000 BTC, tương đương 450 triệu USD vào thời điểm đó, và đã buộc Mt.Gox phải nộp đơn xin phá sản, ngừng hoạt động. Đây có thể được coi là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử tài chính Bitcoin. Tháng 7/2014, cơ quan pháp luật của Mỹ cho biết đã bắt được tên tin tặc, đó là một người đàn ông Nga tên là Alexander Vinnik, là chủ sở hữu và điều hành của sàn giao dịch Bitcoin BTC-e, bị cáo buộc tấn công Mt. Gox và "rửa tiền" thông qua sàn giao dịch của chính mình. Tuy nhiên mặc dù Mt.Gox bị phá sản nhưng không làm giá Bitcoin suy giảm, ngược lại đồng coin này còn tăng giá khiến cho sàn có thể hoàn tiền lại cho khách hàng.

8/2016, sự kiện sàn Bitfinex bị tấn công và lấy mất đi 120.000 BTC

Sau Mt.Gox thì Bitfinex có lẽ là cuộc tấn công lớn thứ hai trên thị trường tiền điện tử. Vào tháng 8 năm 2016, sàn bị thất thoát mất 120.000 BTC, trị giá 72 triệu USD,sau đó Bitfinex đã phải phát hành tiền điện tử BFX để bồi thường cho các nạn nhân. Lần này, các hacker cũng đã thành công trong việc khai thác một lỗ hổng bảo mật trong cơ chế ví điện tử xác thực đa khóa được sử dụng bởi Bitfinex. Nhưng nhờ vào biện pháp “cứu vớt” BFX, sàn giao dịch này vẫn hoạt động cho đến thời điểm hiện tại và là một trong những sàn giao dịch có số lượng trao đổi BTC và USB lớn nhất trên thị trường crypto. Tuy nhiên, thời gian vừa qua sàn giao dịch này dường như gặp nhiều khó khăn và cáo buộc về việc “phá sản”, “gặp vấn đề về ngân hàng” cùng với những cáo buộc làm giả khối lượng Tether trên CoinMarketCap.

1/2018 sàn Bitconnect - vụ lừa đảo thế kỷ

Ngày 4/1/2018, BitConnect - một mô hình tài chính ứng dụng công nghệ bất ngờ nhận lệnh ngừng hoạt động khẩn cấp với lý do tham gia vào các thương vụ đầu tư lừa đảo. Là một sàn cho vay tiền điện tử sinh lãi và được xếp thứ 25 trên bảng xếp hạng, có hơn 2 tỷ đô la vốn nhưng lại có những dấu hiệu bất thường như liên tục thông báo bảo trì, nâng cấp hệ thống hoặc ngừng hoạt động sau khi cho vay tiền điện tử, cùng với đó là đồng tiền liên tục giảm giá. Tháng 9/2018, sàn giao dịch cuối cùng còn niêm yết BCC, TradeSatoshi đã đưa ra quyết định loại bỏ đồng coin này, đó cũng được coi là dấu chấm hết cho BitConnect. 

Lời kết:

Nhìn lại lịch sử, gần 10 năm trôi qua đã có không ít các vụ sập sàn tiền ảo. Nhưng thay vì sụp đổ và biến mất thì đó lại được xem như là một phần tất yếu của quá trình phát triển. Bất kỳ sự hình thành và lớn mạnh nào cũng đều phải trải qua những lần thất bại. Đồng thời thông qua các sự kiện sập sàn đó cũng phần nào giúp cho người dùng tìm thấy được những sàn giao dịch mạnh và uy tín, loại bỏ được những sàn yếu thế, không bảo mật.

Xem thêm: Nhìn lại thập kỷ qua: Danh sách dài các vụ sập sàn tiền ảo vì nhiều lý do

« PREV
NEXT »

Facebook Comments APPID