TIN MỚI
latest

Luật tiền ảo ở Việt Nam được quy định như thế nào?

Luật tiền ảo ở Việt Nam như thế nào? Hiện nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số mà các hình thức kinh doanh, đầu tư kiếm lời thông qua nền tảng internet cũng nhờ đó mà phát triển theo. Một trong số đó phải kể đến việc tham gia đầu tư vào thị trường tiền ảo, đây được xem là “mỏ vàng” kỹ thuật số khi có khả năng đem lại nguồn lợi khổng lồ cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên việc nắm rõ các vấn đề liên quan đến pháp lý chưa bao giờ là dễ dàng, vậy nên trong bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem luật tiền ảo ở Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?

Xem thêm:  Monaco Coffee - Đơn vị nhượng quyền cafe với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Tiền ảo có phải là một loại tài sản hay không?

Tiền ảo có phải tài sản hay không?
Tiền ảo có phải tài sản hay không?
Trước khi vào vấn đề xem xét tiền ảo có phải là tài sản hay không thì chúng ta cùng tìm hiểu qua định nghĩa về tiền ảo là gì trước nhé! Tiền ảo được xem là một loại tiền kỹ thuật số, hoạt động trên nền tảng Blockchain và được tạo ra, quản lý bởi các nhà sáng lập thay vì được kiểm soát bởi chính phủ như các đồng tiền pháp định khác. Chính vì sự đặc biệt trong kiểm soát này nên nó chỉ được chấp nhận sử dụng trong một cộng đồng ảo cụ thể nào đó chứ hiện nay chưa được lưu hành phổ biến ra bên ngoài cuộc sống thực. Một số đồng tiền ảo nổi tiếng có thể kể đến như là: Bitcoin, Ethereum, Ripple, Bitcoin Cash,   Tether,....

Theo Bộ luật dân sự 2015, điều 105 có quy định rõ về tài sản như sau:

“1. Tài sản là hiện vật, là tiền hoặc giấy tờ có giá và quyền tài sản.

 2. Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Cả hai có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Đồng thời theo Điều 16 của Ngân hàng nhà nước 2020 thì đơn vị của tiền được quy định như sau: “Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”, một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu”.

Như vậy dựa theo những điều luật trên thì ta có thể thấy tiền ảo hiện tại không phải là một tài sản hiện hành. Các đồng tiền ảo như BTC hay ETH chưa được xem là một loại tiền tệ hay một phương thức thanh toán hợp lệ tại Việt Nam. 

Tuy nhiên nhìn chung, thị trường đầu tư, kinh doanh tiền ảo ở Việt Nam vẫn khá là sôi động, các sàn tiền ảo cũng như các loại coin đổ xô du nhập và “mọc lên như nấm” trong những năm gần đây. Ngoài ra thì các tổ chức tín dụng như VinaPay,, M_Service, VNPT-EPAY, MobiVi hay VietUnion đã chính thức được ngân hàng nhà nước cấp phép trong việc thực hiện thí điểm dịch vụ ví tiền ảo hiện nay. 

Luật tiền ảo ở Việt Nam quy định như thế nào về thuế?

Theo Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta, Điều 3 được quy định như sau:

“Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.” Vậy tiền ảo có phải nộp thuế hay không? Câu trả lời là không, do cho tới thời điểm hiện tại, Nhà Nước vẫn chưa thừa nhận tiền ảo là một loại tài sản hợp pháp đồng thời cũng không phải hàng hóa nên loại tiền điện tử này hoàn toàn nằm trong danh mục đối tượng phải nộp thuế.

Quy định về hành chính liên quan đến luật tiền ảo ở Việt Nam

Điều 27, khoản 6  quy định sẽ phạt tiền với mức 150.000.000 đến 200.000.000 đồng với các hành vi như sau:

- Làm giả phương tiện thanh toán, lưu trữ, chuyển nhượng và sử dụng phương tiện thanh toán giả;

- Làm giả các chứng từ khi sử dụng dịch vụ thanh toán trung gian;

- Vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt;

- Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.”

Như vậy, việc sử dụng tiền ảo như một phương tiện thanh toán được coi là bất hợp pháp, do đó các chủ thể sử dụng tiền ảo để thanh toán sẽ được xem là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên nếu chỉ trao đổi, mua bán bình thường thì sẽ không vi phạm vào các điều luật.

Đầu tư tiền ảo bị cấm ở Việt Nam?

Đầu tư tiền ảo có bị cấm?
Đầu tư tiền ảo có bị cấm ở Việt Nam?
Chắc hẳn nhiều người mới nghe đến tiền ảo thì sẽ không khỏi thắc mắc “có hay không tiền ảo bị cấm ở Việt Nam?”. Thì theo quy định của “Bộ Luật đầu tư” về “Chính sách đầu tư kinh doanh” Việt Nam thì người dân có quyền tự do kinh doanh, mua bán trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Vì vậy nên việc kinh doanh, đầu tư tiền ảo là hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam, vì theo hiến pháp cho đến thời điểm hiện tại chưa có bộ luật nào là cấm việc kinh doanh tiền ảo cả.

Thông qua một số quy định về tiền ảo của Nhà nước trên, ta có thể thấy hiện nay tuy Việt Nam chưa công nhận tiền ảo là một hình thức thanh toán hợp lệ nhưng lại không hề cấm các hoạt động giao dịch, mua bán trao đổi các đồng tiền kỹ thuật số này. Thay vào đó luật chỉ cấm các hành vi lừa đảo, rửa tiền bất hợp pháp thông qua nền tảng mạng tiền ảo. Điều đó đồng thời cũng cho ta thấy rằng Nhà nước thực sự quan tâm về lĩnh vực tài chính mới này, hứa hẹn sẽ mở ra tiềm năng phát triển cực lớn cho tương lai gần.

Lời kết

Thời đại công nghệ 4.0 nên khiến cho mọi thứ liên quan đến kỹ thuật số đều lên ngôi, con người ngày càng yêu thích sự tiện lợi, nhanh chóng và mong muốn tìm được các hình thức đầu tư hợp thời mà lại có khả năng sinh lợi khủng. Đó chính là một trong các lý do khiến cho việc kinh doanh tiền ảo ngày càng phát triển mạnh mẽ, thị trường ngày một sôi động hơn tại Việt Nam cũng như quốc tế. Hy vọng trong tương lai luật tiền ảo ở Việt Nam sẽ có những thay đổi tích cực hơn nhằm đưa hình thức đầu tư này trở thành một trong những mũi nhọn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta.

Xem thêm: Tìm hiểu về tiền ảo: Tiền ảo và những điều bạn chưa biết

« PREV
NEXT »

Facebook Comments APPID